VIỆT NAM - Mind Map

VIỆT NAM

CỔ ĐẠI (2879 TCN - 111 TCN)

HỒNG BÀNG (? - 258 TCN)

Nhà nước Xích Quỷ

Tộc Bách Việt

Ở Hồ Động Đình (Hồ Nam TQ hiện nay)

Đế Minh dòng dõi Thần Nông sinh ra Lộc Tục tức Kinh Dương Vương

Lạc Long Quân (cháu đời thứ 5 Thần Nông) = Kinh Dương Vương + con gái Long Vương

Lạc Long Quân + Âu Cơ (con gái Đế Lai) = 100 con trai

50 theo cha về bở biển Đông

50 theo mẹ về núi -> con cả lên làm Vua Hùng -> đặt tên nước là Văn Lang -> đóng đô ở Bạch Hạc - Phú Thọ

Xuân Thu - Chiến Quốc

1. VĂN LANG (VII - 258 TCN)
18 đời Vua Hùng

Cùng thời Chu Trang Vương

Nhà nước đầu tiên theo truyền thuyết

Thánh Gióng thời Hùng Vương thứ 6

Lang Liêu - Bánh Chưng - Bánh Giày
Hùng Vương đời thứ 7

Sau khi phá giặc Ân, HÙng Vương 6 muốn truyền ngôi cho kẻ nà làm ta vừa ý

Mị Nương - Sơn Tinh - Thủy Tinh thời Hùng Vương thứ 18

Chử Đồng Tử - Tiên Dung

Đời HV 18 (Lĩnh Nam Chích Quái chép là HV3)

Chử Đồng Tử và cha bị cháy nhà chỉ còn 1 cái khố cha con mặc thay nhau.
Cha chết, liệm khố cho cha còn mình thì trần truồng khổ sở. Đêm câu cá, ngày ngâm nửa mình dưới nước bán cá hoặc xin ăn

Tiên Dung con của Vua Hùng thích phiêu du tình cờ gặp và kết hôn với CĐT.

Hai vợ chồng làm ăn buôn bán, đắc đạo thành tiên

2. ÂU LẠC (257 TCN - 208 TCN) 49 NĂM
An Dương Vương

Thục Phán đánh bại Hùng Vương 18

r

https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_T%E1%BA%A7n%E2%80%93Vi%E1%BB%87t

Thủ lĩnh bộ tộc Âu Việt - Một trong những bộ tộc của Bách Việt

Định đô ở Cổ Loa - Đông Anh HN

Thần Kim Quy

An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều đổ

Kim Quy hiện lên quỳ quanh nhiều vòng dưới chân thành -> Xây theo đường rùa đi -> Thành không đổ

Ở lại 3 năm giúp An Dương Vương trừ yêu quái

Trước khi đi trao cho móng để làm nỏ thần

Trọng Thủy - Mị Châu

Cuối đời nhà Chu [Trung Quốc], Hùng vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi rồi lên thay.

Cuối đời nhà Tần, Triệu Đà mang quân xâm lược, cho con trai là Trọng Thủy sang ở rể

Trọng Thủy lừa Mị Châu cho xem nỏ thần, sau đó phá hỏng nỏ thần, rồi báo cho Triệu Đà

Triệu Đà mang quân sang đánh, An Dương Vương vẫn không lo khi lấy nỏ thần ra thì đã hỏng vội chạy

BẮC THUỘC
(179 TCN - 938 SCN) 759 NĂM

BẮC THUỘC LẦN 1 (179 TCN - 40) 219 NĂM
NHÀ HÁN CAI TRỊ

HAI BÀ TRƯNG (40 - 43)
TRƯNG NỮ VƯƠNG

Tô Định Thái Thú quận Giao Chỉ dùng hình phạt hà khắc, giết Thi Sách chồng Trưng Trắc -> 2 bà Trưng tạo phản

Chiếm được 65 thành trì tự xưng là Nữ Trưng Vương.
Đóng đô ở Mê Linh - Hà Nội

Nhà Hán phái Mã Viện sang đàn áp

Hai Bà Trưng tự vấn tại sông Hát (Sông Đáy)

BẮC THUỘC LẦN 2 (43 - 544) 501 NĂM
TAM QUỐC - ĐÔNG NGÔ - TẤN

Sau nhà Hán, thì Đông Ngô, nhà Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, nhà Lương lần lượt thay nhau đô hộ Việt Nam

200 SCN Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu bắt đầu muốn thôn tính phía nam -> Đặt Giao Chỉ thành Giao Châu (từ đó ngang hàng với các châu khác ở TQ)

206 Lưu Biểu trấn giữ Kinh Châu không thần phục Tào Tháo bèn sai Lại Cung làm quan mục Giao Châu

208 Lưu Biểu chết, Tào Tháo đánh chiếm Kinh Châu
Cuối 208 Tào Tháo bại trận Xích Bích rút về Trung Nguyên
Tôn Quyền giành lấy Giao Châu

248 Triệu Thị Trinh khởi nghĩa đc 5-6 tháng nhưng bị thứ sử Giao Châu là Lục Dận (cháu của Lục Tốn - Đông Ngô) dập tắt. -> Tự vẫn

Năm 19 tuổi, đáp lời người hỏi bà về việc chồng con, Bà Triệu nói:

“Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!"

Cuối 263 Tào Ngụy diệt Thục Hán. Quan ở quận Giao Chỉ kill thái thú của Đông Ngô hàng Tào Ngụy

280, Tấn diệt Đông Ngô -> Giao Châu thuộc Tấn

Cuộc nổi dậy của anh em Lý Trường Nhân và Lý Thúc Hiến từ thời bắc thuộc Lưu Tống, Nam Tề từ năm 468 đến 485.

NHÀ TIỀN LÝ (544 - 602) 58 NĂM
3. VẠN XUÂN - LÝ BÍ - LÝ NAM ĐẾ
NHÀ LƯƠNG (NAM - BẮC TRIỀU)
NHÀ TÙY

BẮC THUỘC LẦN 3 (602-923|930) 301 NĂM
NHÀ TÙY - NHÀ ĐƯỜNG

602 Lúc này là Châu Giao thuộc nhà Tùy

618 nhà Đường lật đổ nhà Tùy, VN thành thuộc địa nhà Đường

Nhà Đường coi An Nam là một trọng trấn và tăng cường bóc lột rất nặng dưới nhiều hình thức.

Trung Quốc đến thời Đường đạt tới cực thịnh, bành trướng ra 4 phía, phía bắc lập ra An Bắc đô hộ phủ, phía đông đánh nước Cao Ly lập ra An Đông đô hộ phủ, phía tây lập ra An Tây đô hộ phủ và phía nam lập ra An Nam đô hộ phủ, tức là lãnh thổ nước Vạn Xuân cũ.

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
tại Hoan Châu (Nam Đàn - Nghệ An)

T4/713 Lên ngôi lấy hiệu là Mai Hắc Đế
Kinh đô Vạn An (Nam Đàn - Nghệ An)

722, 10 vạn quân Đường đàn áp khốc liệt tại lưu vực sông Hồng đến lưu vực sông Lam -> Mai Hắc Đế bại trận rút vào rừng rồi ốm chết

Phùng Hưng

Hào trưởng đất Đường Lâm (Sơn Tây, HN)

791 Phùng Hưng đem quân đánh với Cao Chính Bình, lâu ngày không thắng được.
Phùng Hưng dùng kế của Đỗ Anh Hàn, đặt đại bản doanh ở làng Triều Khúc, Thanh Trì đem quân vây phủ

NHÀ KHÚC (905 - 930)

Cơ sở cho nền độc lập của dân tộc Việt sau hơn 1.000 năm thuộc Trung Quốc.

Khúc Thừa Dụ quê Ninh Giang - Hải Dương

Thời nhà Đường sắp mất giặc cướp nổi lên khắp nơi, dân chúng cử Khúc Thừa Dụ làm Tiết Độ Sứ cai trị Giao Châu

Dựng đô ở La Thành (Thành Đại La)

907 Khúc Thừa Dụ chết, con trai Khúc Hạo thay

917 Khúc Hạo chết, Khúc Thừa Mỹ thay

923 quân Nam Hán bắt được Khúc Thừa Mỹ, lấy đc Giao Chỉ

THỜI KỲ QUÂN CHỦ (939 - 1945) 1006 NĂM

THỜI KỲ ĐỘC LẬP (939 - 1407)

BẮC THUỘC LẦN 4 (1407 - 1427)
NHÀ MINH

1407 Quân Minh xâm lược Đại Ngu lấy cớ đánh đuổi nhà Hồ khôi phục nhà Trần

Khởi Nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
Lê Lợi - Hậu Lê

Chi Lăng - Xương Giang (Lạng Giang - Bắc Giang)

THỜI KỲ TRUNG HƯNG (1428 - 1527)

NHÀ HẬU LÊ (1428 - 1789) 361 NĂM

356 năm, chỉ có 6 năm gián đoạn, là triều đại quân chủ dài nhất trong lịch sử Việt Nam

LÊ SƠ (1428 - 1527) 100 NĂM
LÊ LỢI - ĐẠI VIỆT

1. LÊ THÁI TỔ - LÊ LỢI

Khởi Nghĩa Lam Sơn thắng lợi
Lê Lợi lập Trần Cảo làm vua bù nhìn

Trần Cảo chết Lê Lợi tự lên ngôi sang xin nhà Minh phong làm An Nam quốc vươngg

1428 Lê Thái Tổ lên ngôi đổi Giao Chỉ thành Đại Việt đóng đô ở Thăng Long

Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi coi như bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 (sau Nam Quốc Sơn Hà)

Sát hại công thần

1433 mất, trị vì 5 năm

2. LÊ THÁI TÔNG

Lên ngôi khi còn nhỏ tuổi
Lê Sát phụ chính

1442 Thái Tông thăm trại Vải (Lệ Chi Viên - Bắc Ninh) bỗng chết ở tuổi 20
Nguyễn Trãi và vợ là Nguyễn Thị Lộ bị kết án mưu sát vua chu di tam tộc Nguyễn Trãi

3. LÊ NHÂN TÔNG

Lên ngôi luc 3 tuổi, Mẹ là Nguyễn Thị Anh buông rèm nhiếp chính

Độ lượng với các công thần khai quốc bị xử tử trước

4. LÊ NGHI DÂN

Giết Nhân Tông cướp ngôi
Là con trưởng nhưng mẹ bị thất sủng và phế truất làm thiên vương

Nghi Dân cướp ngôi mới được 8 tháng, tin dùng bọn gian nịnh, giết hại bề tôi cũ, pháp chế của tổ tông đổi thay hết thảy, người oán trời giận!

1460 Nguyễn Xí dẫn quân phế vua đón Thánh Tông

5. LÊ THÁNH TÔNG

Phát triển cực thịnh
Có thể nói là vị hoàng đế tài giỏi nhất trong triều đại thời Lê Sơ, cũng như xét toàn bộ lịch sử Việt Nam

Trị vì 37 năm lâu nhất Lê Sơ và hưng thịnh với tên gọi Hồng Đức Thịnh Thế, một trong bốn thời kỳ hưng thịnh nhất của triều đại phong kiến Việt Nam.

6. LÊ HIẾN TÔNG

Cai trị đc 7 năm thì mất

Minh quân tiếp tục các chủ trương của Thánh Tông

7. LÊ TÚC TÔNG

Thông minh hơn người nhưng yểu mệnh chỉ làm đc 6 tháng thì qua đời

8. LÊ UY MỤC
Quỷ Vương

Tàn bạo, hoang dâm. Bị Giản Tu công là Tương Dực chống lại -> tự tử

9. LÊ TƯƠNG DỰC

Vua buổi đầu lên ngôi, ban hành giáo hóa, thận trọng hình phạt, cũng đáng coi là có công nghiệp. Song chơi bời vô độ, xây dựng liên miên, dân nghèo thất nghiệp, trộm cướp nổi lên, dẫn đến nguy vong là bởi ở đấy.

Linh Ẩn gian dâm với vợ lẽ của cha, để tang cha mẹ ít ngày, mượn tên của anh để cướp nước của người khác, xa hoa dâm dục quá độ, hình phạt nặng, thuế khóa nhiều, giết hết các thân vương, can qua xảy ra khắp nơi, người thời ấy gọi là "vua lợn", điềm nguy vong đã được thấy đó!

Trịnh Duy Sản giết lập Chiêu Tông lên ngôi

10. LÊ CHIÊU TÔNG

triệu Mạc Đăng Dung đánh dẹp quân phiến loạn

Mạc Đăng Dung bắt giam, giết vùa rồi lên làm vua

NHÀ MẠC (1527 - 1593) 66 NĂM

LÊ TRUNG HƯNG (1533 - 1789) 256 NĂM
Dòng dõi Lê Trừ (anh của Lê Lợi)

THỜI KỲ THỐNG NHẤT (1788 - 1858)

NHÀ TÂY SƠN (1778 - 1802) 24 năm
QUANG TRUNG - NGUYỄN HUỆ

Bối cảnh

- Chúa Nguyễn bỏ bê chính sự, chỉ lo ăn chơi làm mất lòng dân
- Tây Sơn tam kiệt: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ quê Hưng Yên nổi dậy
- Nguyễn Nhạc dẫn đầu quân Tây Sơn nổi lên khởi nghĩa đánh đâu thắng đó không tham ô của dân, lấy của người giàu chia cho người nghèo

Đánh Trịnh - Nguyễn

- Chúa Nguyễn bị cả Tây Sơn và quân Xiêm đánh đành nghị hòa với Xiêm để tập trung đánh Tây Sơn
1774 chúa Trịnh sau 100 năm hòa với chúa Nguyễn đã khởi binh tham chiến
- Quân Tây Sơn giao tranh với quân Trịnh nhưng bị thua.
Nguyễn Nhạc giả đầu hàng nhà Lê xin được đi làm tiên phong đánh chúa Nguyễn

Đánh chúa Nguyễn, Xiêm La

1775 Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ đánh Phú Yên, quân Nguyễn tan vỡ
Nguyễn Nhạc xin quân Trịnh rút quân về
Từ đèo Hải Vân trở xuống đều thuộc về Tây Sơn

1777 Nguyễn Huệ đánh bại chúa Nguyễn. Tuy nhiên sau đó quân chủ lực rút về nên quân Nguyễn lại thừa dịp tập hợp lực lượng chiến lại Nam bộ.
Nguyễn Ánh lên làm chúa Nguyễn
1782 Nguyễn Huệ đem quân đánh Nguyễn Ánh
Nguyễn Ánh thua chạy về đảo Phú Quốc.

1778 Nguyễn Nhạc tự xưng làm vua lập triều Tây Sơn
Tây Sơn bị người Hoa chống đối nên đã ra tay thảm sát khoảng 10-12 ngàn người Hoa

Nguyễn Ánh nhiều lần nhờ giám mục Bá Đa Lộc cầu viện Pháp mà không được nên chuyển sang cầu Xiêm La
Nguyễn Huệ đánh bại mấy vạn quân Xiêm tại trận Rạch Gầm - Xoài Mút chỉ trong không đầy 1 ngày

Lật đổ chúa Trịnh

Chúa Trịnh nộ bộ bất hòa tranh giành ngai vị, Nguyễn Hữu Chỉnh bỏ chạy ra theo quân Tây Sơn

Hữu Chỉnh thuyết phục Nguyễn Huệ mang quân đánh Thăng Long mà không xin phép Nguyễn Nhạc
Và nhanh chóng đánh bại chúa Trịnh được Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân
Ít lâu sau Hiển Tông mất vua Lê Chiêu Thống lên thay (anh trai của Ngọc Hân công chúa)

Mâu thuẫn nội bộ Tây Sơn

Nguyễn Huệ tự ý mang quân đánh Thăng Long
Nguyễn Nhạc không hài lòng cũng mang quân ra bắc bắt Huệ về
Huệ không nghe mang quân bao vây Nhạc nã pháo vào thành bức Nhạc phải hàng

Sau đó Nhạc xưng là trung ương hoàng đế, đóng đô ở Quy Nhơn
Phong Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương từ đèo Hải Vân ra Bắc
Nguyễn Lữ làm Đông Định vương quản Gia Định

Hậu quả mâu thuẫn

Nguyễn Ánh tập hợp lực lượng Nguyễn Lữ sợ chạy để mất Gia Định
Nguyễn Nhạc chỉ lo phòng bị Nguyễn Huệ ở phía Bắc mà không đoái đến phía Nam
Vua Lê Chiêu Thống lưu vong

Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh

Cuối 1788 Càn Long sai Tôn Sĩ Nghị mang 29 vạn quân phù Lê đánh Thăng Long

1788 Nguyễn Huệ lên ngôi lấy hiệu là Quang Trung tiến quân ra bắc

Nguyễn Huệ cưỡng chế dân theo đi lính. Nam từ 12 - 60 tuổi phải đi lính. Phụ nữ, người già đi sửa đường
Quân số lên đến 10 vạn

Nguyễn Huệ dự 10 ngày đánh bại quân Thanh
Nhưng chỉ trong 6 ngày đã giành thắng lợi tiêu biểu là trận Ngọc Hồi - Đống Đa
Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống chạy về TQ

Quang Trung thống nhất đất nước

Nguyễn Nhạc có ý buông xuôi nhượng quyền lãnh đạo cho Nguyễn Huệ
Sau khi đánh bại quân Thanh, Quang Trung trở thành nhà lãnh đạo tối cao của triều Tây Sơn và là vị Hoàng đế duy nhất cai trị tại Việt Nam (Nguyễn Nhạc đã bỏ đế hiệu, Lê Chiêu Thống đã chạy sang Trung Quốc, còn Nguyễn Ánh khi đó địa bàn còn nhỏ hẹp và chưa xưng đế)

Sụp đổ

Pháp tài trợ Nguyễn Ánh chiếm Gia Định

HIỆP ƯỚC VERSILERS

Pháp đồng ý cử sang 4 chiếc tàu chiến và một đạo binh: 1.200 lục quân, 200 pháo binh, 250 lính da đen ở Phi Châu (Cafres) và đủ các thứ súng ống thuốc đạn để đánh Tây Sơn.

Nguyễn Ánh phải nhường đứt cho nước Pháp cửa Hội An (Faifo) và đảo Côn Lôn, chủ quyền các vùng đất đó sẽ vĩnh viễn thuộc về nước Pháp ngay lúc quân đội Pháp chiếm đóng hòn đảo nói trên.

Nguyễn Huệ đang bận đánh quân Thanh, Nguyễn Nhạc già yếu thì Nguyễn Ánh chiếm được Nam Bộ
Nguyễn Ánh còn sai người chở 50 vạn cân gạo ra giúp quân Thanh nhưng giữa đường thuyền bị đắm

Nguyễn Huệ qua đời con Nguyễn Quang Toản (Cảnh Thịnh) còn nhỏ tuổi lên ngôi
Bị Nguyễn Ánh đánh bị dùng cực hình, xử tử

NHÀ NGUYỄN (1802 - 1945) 143 NĂM
GIA LONG - NGUYỄN ÁNH

Nhận định

Triều đại quân chủ cuối cùng

Thời kỳ độc lập tự chủ (1802 - 1883)

1802 Nguyễn Ánh lên ngôi hiệu Gia Long

Trải qua 4 đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
Nội bộ đất nước không ổn định, triều Nguyễn ít được lòng dân, chỉ trong 60 năm đã xảy ra hơn 400 cuộc nổi dậy của người dân

Minh Mạng (1820 – 1840) : thông minh, quyết đoán. Dưới thời của ông, đất nước trở nên thịnh vượng và hùng mạnh có lãnh thổ rộng lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông cũng có tham vọng biến nước Việt Nam thành một cường quốc nên đã đặt tên nước là Đại Nam.

Thiệu Trị (1841 – 1847) : cần mẫn chăm lo việc nước nhưng không năng động nên chỉ áp dụng những gì đã có thời Minh Mạng mà không có cải cách nào đáng chú ý.

Tự Đức (1847 – 1883) : vua tốt, cần mẫn nhưng cũng giống các vị tiên đế khác, ông là người theo trường phái Tống nho lạc hậu, bảo thủ và hủ lậu so với đương thời.
Thời gian ông trị vì đất nước có nhiều biến cố

1858, Pháp đem chiến thuyền đến Đà Nẵng bán phá.

1862, Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ là Biên Hòa, Gia Định và Định Tường.

1867, Pháp đánh chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ là : Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.

1873, Pháp đánh chiếm 4 tỉnh miền Bắc là : Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình và Hải Dương.

1874, ký hòa ước công nhận toàn bộ Nam Kỳ là thuộc Pháp

1883, ký hiệp ước với Pháp với nội dung là xác nhận toàn bộ quyền bảo hộ dài hạn của Pháp ở Bắc và Trung Kỳ. Đất nước ta lại rơi vào tay ngoại xâm.

Thời kỳ Pháp thuộc (1883 – 1945)

Dục Đức (3 ngày, 1883) : năm 1883, vua Tự Đức mất vì vua không có con nối dỗi nên đã nhận 3 người cháu làm con nuôi. Thái tử Nguyễn Phúc Ưng Chân lên thay nhưng chỉ sau 3 ngày đã bị phế truất.

Hiệp Hòa (6 tháng, 1883) : sau khi phế Dục Đức, 2 quan phụ chính là Tôn Thất Thuyết Nguyễn Văn Tường đã cho đón con thứ của vua Tự Đức lên ngôi, tức Hiệp Hòa.
Nhưng do lập trường của Hiệp Hòa và 2 quan phụ chính trái ngược nhau nên vua chỉ ở ngôi được 6 tháng thì bị phế.

Kiến Phúc (1883 – 1884) : Sau 8 tháng ở ngôi vua, bệnh nặng và mất khi mới 15 tuổi.

Hàm Nghi (1884 – 1885) : lên ngôi lúc 13 tuổi, tuy nhỏ tuổi nhưng đã nhận thức rất sâu sắc về nỗi đau đất nước.
Khi bi Pháp vay hãm, ông đã 2 lần ra chiếu Cần Vương. Ông là tấm gương sáng cho dân tộc.

Đồng Khánh (1885 – 1888) : năm 1885, vua Hàm Nghi thoát ly triều đình, kéo cờ khởi nghĩa, ra chiếu Cần Vương, tập hợp lực lượng để chống Pháp.
Thống tướng người Pháp De Courcy xin ý kiến của Hoàng Thái Hậu Từ Dũ để lập người con nuôi khác của vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ lên ngôi, tức Đồng Khánh.

Thành Thái (1889 – 1907) : Ông là người có suy nghĩ tiến bộ, thời đại lại là người có ý thức dân tộc rất cao nên không được lòng người Pháp.

Khải Định (1916 – 1925) : năm 1916, Pháp buộc tội vua Duy Tân và đưa đi lưu đày.
Khải Định là người ương hèn, nhu nhược, chỉ lo ăn chơi, lại luôn nịnh bợ người Pháp nên rất được lòng nhà cầm quyền Pháp bấy giờ.

Bảo Đại (1926 – 1945) : 1945, sau khi cách mạng tháng 8 thành công, Bảo Đại chính thức thoái vị, trao ấn tín và kiếm bạc nạm ngọc cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chính thức trở thành “công dân Vĩnh Thụy”.
Ông là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam.

T3/1945 Nhật đảo chính Pháp nhưng thua Mỹ trong thế chiến 2.
Bảo Đại tuyên bố thoái vị

THỜI KỲ HIỆN ĐẠI (1945- NAY)

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1945 – 1976)

3/2/1930, hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam

1931, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.

1939 khoảng 20.000 thanh niên Việt Nam bị cưỡng bức phục vụ Pháp trong chiến tranh thế giới thứ hai

22/12/1944 Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập

1945

3/1945 Nhật đảo chính Pháp thành lập Đế quốc VN phụ thuộc Đế quốc Nhật Bản

8/5/1945 Kết thúc thế chiến 2, Quốc Dân Đảng TQ tiến vào miền bắc, quân Anh vào miền nam lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới để tước vũ khí Nhật

14 - 30/8/1945 Cách Mạng tháng 8 lật đổ Nhật
Bảo Đại thoái vị

2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quãng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa với thủ đô là Hà Nội.

23/9/1945 Pháp nổ súng tại Sài Gòn xâm lược VN lần 2.
Trần Văn Giàu kêu gọi Nam bộ kháng chiến

1946

26/3 Pháp thành lập Nam Kỳ Quốc

6/3 VN Dân chủ cộng hòa ký HIệp ĐỊnh Sơ Bộ với Pháp cho 15k dân Pháp ra Bắc thay cho quân Tưởng Giới Thạch

19/12 HCM phát động toàn quốc kháng chiến

1947

7/10-22/12 Pháp vây Việt Minh ở Việt Bắc

19/12 Pháp rút đại bộ phận khỏi Việt Bắc

1948

5 tháng 6: Hiệp định Vịnh Hạ Long Pháp đồng ý thành lập Quốc gia Việt Nam gồm cả ba miền Bắc Trung Nam, nằm trong Liên hiệp Pháp.

1949

8/3, Pháp công nhận chính phủ Quốc gia Việt Nam.

22/5: Quốc hội Pháp bỏ phiếu trao Nam Bộ cho VN.

T7 Pháp thành lập Quân đội VN

1950

T1-T2 TQ Liên Xô, Mỹ Anh công nhận VN

8/5 Mỹ can thiệp vào VN. Tổng thống Harry Truman duyệt 15tr đô viện trợ cho Pháp

16/9 - 17/10 Chiến dịch Biên Giới. Việt Minh bắt đầu chuyển sang thế chủ động

1954

7/5 Điện Biên Phủ thất thủ hơn 10k Pháp ra hàng

8/5 Hiệp định Geneve chia VN thành 2 khu vơcj tại vĩ tuyến 17

7/7 Ngô Đình Diệm làm thủ tướng Quốc Gia VN do Pháp đứng sau

T8 - 5/1955 Cuộc di cư VN

CHXHCN Việt Nam (1976 – nay)

1954 Chiến thắng Điện Biên Phủ -> Hiệp định Geneve công nhận độc lập chủ quyền và rút quân khỏi Đông Dương

1954 Mỹ đã thay chân Pháp nhảy vào miền Nam, thành lập chính phủ bù nhìn Việt Nam Cộng Hòa
1973 Mỹ buộc phải ngồi vào bàn ký hiệp định Paris. Hiệp định này có ý nghĩa để Mỹ rút chân ra khỏi miền Nam Việt Nam trong danh dự.

1968, tổng tiến công tết Mậu Thân. Mỹ tăng cường chiến tranh phá hoại miền Bắc.

30.4.1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, miền Nam hoàn toàn được giải phóng.

1976, tên nước chính thức là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Đảng Lao Động Việt Nam được đổi thành Đảng Cộng Sản Việt Nam, thủ đô là Hà Nội, Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh.

Thế chiến 2
(1939 - 1945)

Klik her, for at centrere dit kort.
Klik her, for at centrere dit kort.